Trang

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Nữ tiếp viên hàng không ưu ái hơn cho hành khách phương Tây, đặc biệt là nam giới.

picture
Những hình ảnh quảng cáo về nữ tiếp viên hàng không Singapore thường nhắm vào khách hàng nam giới phương Tây.

Tiếp viên hàng không Singapore thường bị than phiền là dành nhiều ưu ái hơn cho hành khách phương Tây, đặc biệt là nam giới.

Hãng Singapore Airlines đang có chiến lược tuyển thêm nữ tiếp viên từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, để phục vụ trên những tuyến đường bay này. 

Những nữ tiếp viên người Hàn, Nhật và Ấn thường ưu ái trò chuyện với hành khách da trắng và đồng bào của họ, trong khi nữ tiếp viên Singapore bị cho là chỉ quan tâm phục vụ hành khách phương Tây mà thôi. 

Tuy nhiên, các tiếp viên nam người Singapore cảm thấy nhận định về các đồng nghiệp nữ của họ như vậy là không khách quan. Họ cho rằng bản chất người Singapore là hay phàn nàn, và đây là một thói quen ăn sâu vào tiềm thức của người dân Singapore từ thời thuộc địa. 

Có phải rằng các quốc gia châu Á vẫn còn có thói quen khấu đầu trước những ông chủ da trắng không? 

Về phía các tiếp viên, họ than phiền là hành khách Singapore có thói quen tự xem mình là thượng đế, nên không bao giờ để mắt đến những người phục vụ. Trong khi đó, những hành khách phương Tây thường lịch sự đáp trả lời chào của các nhân viên phục vụ chuyến bay. 

Do vậy, họ cho rằng thái độ lịch sự đó đáng được đáp trả bằng sự ưu ái phục vụ. Người nào chịu khó quan sát thấy rằng khi phục vụ một người khách Tây phương, cô tiếp viên sẽ nhận được ít nhất là một lời cảm ơn, một điều hiếm khi có ở một hành khách châu Á. 

Nhưng thật ra, vấn đề không phải thuộc phạm vi của phong trào nữ quyền, mà xuất phát từ cách các quốc gia châu Á nhìn nhận chính mình và hình thành bản sắc dân tộc. 

Từ trước đến nay, những hình ảnh quảng cáo về Singapore, từ những cô tiếp viên hàng không trong trang phục truyền thống áo kabaya và sarong cho đến những cô gái trong các brochure du lịch mắt to tròn, đứng giữa vườn hoa, tay cầm giỏ trái cây, đều nhắm vào khách hàng nam giới phương Tây. 

Singapore vẫn chưa hoàn thành sự chuyển đổi từ một thiên đường hoang sơ miền nhiệt đới để trở thành một trong những quốc gia công nghiệp hoá hàng đầu thế giới. Mặc dù Singapore cần đồng tiền của phương Tây, nhưng họ vẫn có thói quen xem thường người da trắng. Để đạt được mục đích này, họ ra sức quảng bá những điều kiện thiên nhiên của mình. 

Người phương Tây đã có mặt ở Singapore từ rất lâu, và đã đóng góp rất nhiều cho sự phồn vinh, thịnh vượng và phát triển của đảo quốc sư tử này. Có những người phương Tây đã được ghi danh bằng tên đường phố, thậm chí quốc ca Singapore cũng do một người Canada sáng tác. 

Số người nước ngoài đến cư trú tại Singapore ngày càng đông, tăng 9,7%, lên đến hơn 800 ngàn người trong năm 2006, trong khi số dân thường trú của quốc gia này chỉ tăng có 1,8%, tức gần 500 ngàn người. 

Thế nhưng người da trắng vẫn không được xem là một bộ phận của xã hội Singapore hiện đại. Những áp phích cổ động xây dựng đất nước có đầy đủ các gương mặt người Hoa, người Malaysia, người Ấn Độ, người Á gốc Âu, nhưng không hề có gương mặt của một người da trắng nào. 

Người Singapore vẫn giữ quan niệm cũ của thập niên 1970, cho rằng người da trắng là những kẻ thực dân bóc lột, tàn ác, tham lam. 

Hiện tại, Chính phủ đang khuyến khích người dân thay đổi quan niệm này, để xây dựng hình ảnh của một quốc gia đoàn kết, thống nhất, tạo uy tín cho Singapore trên thế giới. 

Người da trắng phương Tây có thể đã cai trị Singapore trong quá khứ, nhưng hiện nay, đã đến lúc phải thừa nhận và tưởng thưởng xứng đáng những người có công trạng, cho dù người đó là da trắng hay da vàng. 

Suy cho cùng thì ý kiến của những cô tiếp viên hàng không xinh đẹp của Singapore Airlines về chính người Singapore cũng xứng đáng được lắng nghe và suy gẫm.

(from Sài Gòn tiếp thị)
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét